Bệnh dại có chữa được không?

 

MARUPETSHOP- THẾ GIỚI THÚ CƯNG 

                                                      Số 3 ngõ 43 Cổ Nhuế, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội

logo marupetshop

Bệnh dại có chữa được không?

1. Thực trạng bệnh dại 

 

Trên thế giới cứ mỗi 15 phút trôi qua thì lại có một người chết vì bệnh dại. Hàng năm, bệnh dại giết chết gần 60.000 người, chủ yếu là trẻ em ở các nước đang phát triển. Đây là thực tế đáng buồn khiến ta phải nhận định nghiêm túc về mức độ nguy hiểm của căn bệnh này.

96% các trường hợp gây bệnh dại ở người tại Đông Nam Á là do bị chó dại cắn, tuy nhiên cũng có một số báo cáo về bệnh dại ở người là do vết cắn của mèo, cầy, chó rừng, chó sói, cáo và các loại động vật ăn thịt khác. Trường hợp bệnh dại gây ra do khỉ và chuột là rất hiếm. Ngựa và lừa thường trở nên hung hăng và cắn mạnh khi chúng bị bệnh dại. Trâu bò thường không cắn khi chúng bị nhiễm bệnh dại, nhưng cũng cần phải đề phòng khi thăm khám trâu bò bị ốm và có triệu chứng tăng tiết nước bọt ở miệng.

Tại Việt Nam, thống kê từ đầu năm 2019 đến nay thì trên cả nước đã có 16 ca tử vong vì bệnh dại và trên 170.765 người bị phơi nhiễm phải đi tiêm vắc-xin phòng bệnh dại. Trước đó, năm 2018 cả nước cũng có tới 103 người tử vong vì bệnh dại (tăng 29 trường hợp so với năm 2017). Đa phần nguyên nhân mắc bệnh là vì bị chó mèo nhà nhiễm dại cắn, đa phần mọi người vẫn còn chủ quan vì là vật nuôi trong nhà nên không tiêm phòng đầy đủ. 

 Triệu chứng của bệnh dại

 

 

   Biểu hiện của bệnh chủ yếu là trạng thái kích thích tâm thần vận động hoặc liệt. Khi phát bệnh thì 100% tử vong.
Sau khi bị chó dại cắn thì trong khoảng thời gian từ 10 ngày đến 1 năm tùy theo vị trí vết cắn gần hay xa, trung bình từ 20 ngày đến 60 ngày sẽ có biểu hiện bệnh. Nếu số vết cắn nhiều, sâu, vị trí cắn gần thần kinh trung ương và giàu mạng lưới thần kinh (đầu, mặt, cổ…) thì thời gian ủ bệnh sẽ ngắn.
Trước khi phát bệnh có thể có tiền triệu: Lo lắng, thay đổi tính tình, có cảm giác ngứa, đau ở nơi bị cắn.
Trường hợp điển hình: Người bệnh nuốt khó, đau họng, co cứng cơ vùng cổ, vai, lưng, sau đó lan đến các nhóm cơ khác: Bụng, chi. Co cứng cơ mặt gây nên kiểu “cười nhăn”, co cứng cơ lưng, làm lưng cong ưỡn. Cường độ co cơ với tần suất cao sẽ đe dọa ngừng thở.
Khi bị phát bệnh thường có biểu hiện: Co cứng, run rẩy tứ chi, co giật, co thắt họng và thanh quản gây nên triệu chứng sợ nước, khát không dám uống, chỉ nhìn thấy hoặc nghe tiếng nước cũng gây co thắt họng và rất đau. 
Tình trạng co thắt này tăng lên mỗi khi có có kích thích dù rất nhỏ vào các giác quan: Luồng gió nhẹ, mùi vị, ánh sáng … nét mặt luôn căng thẳng hoảng hốt, mắt sáng và đỏ, tai thính, có thể có tình trạng kích thích sinh dục. Sốt tăng dần, vã mồ hôi, tăng tiết đờm giãi, rối loạn tim mạch và hô hấp, xuất hiện nhiều ảo giác. Tất cả các triệu chứng trên xuất hiện thành từng cơn, ngày càng dày hơn, mạnh hơn. Người bệnh có thể có lúc tỉnh táo. Các triệu chứng nặng dần lên và tử vong trung bình từ 3-5 ngày do ngừng hô hấp và ngừng tim.
Phòng ngừa

Hiện nay, chưa có thuốc để cứu sống người bệnh khi đã lên cơn dại. Chỉ điều trị triệu chứng: An thần để nơi yên tĩnh, riêng biệt. Vì vậy, phòng bệnh trước và sau khi phơi nhiễm rất quan trọng. 

2. Nguyên nhân

Virus dại xâm nhập vào hệ thần kinh của người hoặc vật. Virus dại chủ yếu được lây truyền từ nước bọt của các loài động vật bị dại sang người qua vết cắn hoặc qua các vết trầy xước trên cơ thể con người. Bệnh dại cũng có thể lây truyền sang người khi bị động vật dại liếm vào vết thương hoặc tiếp xúc vào những chỗ da bị trầy xước, hoặc lớp niêm mạc miệng, mũi của người.

Đôi khi, những người chủ chăn nuôi nhầm lẫn bệnh dại với bệnh lở mồm long móng, nhiễm trùng máu có xung huyết hoặc khó thở và có thể vô tình nhiễm virus dại khi chủ quan và chăm sóc, cho vật nuôi uống thuốc bằng tay.

3. Các biện pháp điều trị

Nếu đánh giá thấy bất kỳ nguy cơ nào về bệnh dại, bác sĩ sẽ đề nghị điều trị bằng một loạt mũi tiêm khác nhau và đề nghị điều trị dự phòng sau phơi nhiễm (PEP). Bác sĩ cũng sẽ yêu cầu bệnh nhân tiêm kèm thêm globulin để gia tăng tác dụng của vắc-xin ngừa dại. Vì vậy, bệnh nhân cần theo dõi sức khỏe liên tục trong thời gian điều trị bệnh, đừng chủ quan với sức khỏe của bản thân.

Để chuẩn bị cho việc gặp bác sĩ và giúp việc điều trị đạt hiệu quả cao nhất, bạn nên chuẩn bị thông tin cho một loạt câu hỏi sau:

  • Con vật nào cắn bạn?
  • Đó là động vật hoang dã hay vật nuôi?
  • Nếu nó là vật nuôi, bạn có biết con vật đó thuộc về ai không? Nó đã được tiêm phòng chưa?
  • Hãy mô tả hành vi của động vật trước khi nó cắn bạn. Có phải con vật bị khiêu khích trước khi cắn người?

Khi bị chó mèo dại hoặc nghi dại cắn, nạn nhân phải rửa ngay vết thương bằng nước xà phòng hay nước muối hòa đặc, để vết thương rửa dưới nước sạch nhiều lần, bôi chất sát khuẩn như cồn... Thao tác xử lý tại chỗ vết thương càng sớm thì tác dụng sát khuẩn, phòng virus dại càng hiệu quả. Sau đó, nên nhanh chóng đến các cơ sở y tế để được tư vấn và điều trị dự phòng.

Thời gian ủ bệnh kéo dài, sớm nhất là nửa tháng đến vài ba tháng, có người đến vài năm. Thời gian phát bệnh phụ thuộc vào vị trí bị cắn. Nơi bị mèo, chó dại cắn càng gần khu vực thần kinh trung ương thì nạn nhân càng phát bệnh nhanh. Vì thế, những người bị chó dại cắn ở vùng đầu mặt cổ thì cần tiêm huyết thanh kháng dại càng sớm càng tốt trong vòng 12 giờ sau khi bị cắn.

4. Phòng ngừa bệnh dại

Bệnh dại lây truyền chủ yếu qua vết cào hoặc vết cắn, liếm của con vật dại trên vùng da bị tổn thương. Bệnh dại trên người có thể phòng và điều trị dự phòng bằng vắc-xin hay huyết thanh kháng dại. Tiêm huyết thanh là đưa một lượng kháng thể sẵn có vào cơ thể để trung hòa virus dại, còn vắc-xin có tác dụng củng cố miễn dịch lâu dài về sau.

Những người có nguy cơ cao mắc bệnh như cán bộ làm công tác thú y, kiểm lâm, chế biến thực phẩm, trẻ dưới 15 tuổi thường rong chơi và hay tiếp xúc gần gũi với chó mèo... thì đều nên chủ động tiêm vắc-xin phòng bệnh dại.

Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cũng khuyến cáo các gia đình nên tiêm phòng đầy đủ cho chó, mèo nuôi và tiêm nhắc lại hàng năm theo khuyến cáo của ngành thú y. Tránh thả rông chó, mèo lang thang ngoài đường. Chó ra đường phải được đeo rọ mõm. Không đùa nghịch, trêu chọc chó mèo. Khi bị cắn tuyệt đối không chủ quan, không dùng thuốc nam, không tự chữa, không nhờ thầy lang chữa bệnh dại.

 

sốt sau khi tiêm cúmCác gia đình nên tiêm phòng đầy đủ cho chó, mèo nuôi và tiêm nhắc lại hàng năm theo khuyến cáo của ngành thú y
 
 
     MARUPETSHOP
HOTLINE: 0964707511

 

banner newsletter 1freeship dưới 3km

Đăng ký nhận tin

Email(*)
Trường bắt buộc

Gửi

Liên hệ

Maru Pet Shop

Thế giới đồ ăn, phụ kiện thú cưng

Hotline    : 0865.973.668

Website  : Marupetshop.com

Địa chỉ    : Số 3 ngõ 43  đường Cổ Nhuế,

P. Cổ Nhuế 2, Q. Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội.

 

Bản đồ

MC Việt Nam

 

 

G

 

0865.973.668